Tìm hiểu về quy trình sản xuất áo thun 9 bước mới nhất hiện nay.

TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT ÁO THUN HIỆN NAY

Ăn và mặc là những nhu cầu cơ bản nhất mà ai cũng phải có. Xã hội càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao. Từ “ăn no mặc ấm” đến “ăn ngon mặc đẹp” và bây giờ là “ăn sung mặc sướng”. Nắm bắt được nhu cầu đó, thị trường thời trang ngày càng phát triển. Các loại trang phục quần áo ngày càng trở nên đa dạng, nhiều mẫu mã, phù hợp với tất cả mọi người.

quy trình sản xuất áo thun
tìm hiểu quy trình sản xuất áo thun

Khi nói đến thời trang thì không thể không nhắc đến áo thun. Độ phổ biến của nó không phải bàn rồi, áo thun có thể được gọi là chiếc áo quốc dân. Với thiết kế đơn giản, nhiều mẫu mã, kiểu dáng, bất cứ ai đều có thể mặc nó. Tuy chúng ta mặc áo thun hằng ngày nhưng chưa chắc ai cũng biết rõ về quy trình sản xuất áo thun diễn ra như thế nào. Trong bài viết ngày hôm nay, xưởng may Nhã Phương sẽ bật mí cho bạn những bước trong quy trình sản xuất áo thun mới nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu nhé!!

Nguồn gốc của áo thun

Trước khi tìm hiểu về quy trình sản xuất áo thun thì chúng ta hãy tìm hiểu sơ qua về nguồn gốc của áo thun nha.

Áo thun (hay áo phông) là loại trang phục rất phổ biến. Trong tiếng Anh, áo thun có tên là T – shirt, tức kiểu áo hình chữ T. Thường thì áo thun được may bằng các chất liệu vải như cotton với các kiểu áo phổ biến nhất là áo thun cổ điển với thiết kế tay ngắn cổ tròn.

Tiền thân của chiếc áo thun hiện nay là từ những chiếc áo lót của nam giới châu Âu vào thế kỉ XIX. Bạn rất ngạc nhiên đúng không, chúng ta giống nhau đó😁. Tại thời điểm đó, những người đàn ông châu Âu thường mặc một chiếc áo lót bên trong rồi khoác chiếc sơ mi bên ngoài. Điều này làm cho họ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn.

nguồn gốc của áo thun
nguồn gốc của áo thun là từ những chiếc áo lót của nam giới châu Âu vào thế kỉ XIX

Tìm hiểu thêm: Quy trình sản xuất áo sơ mi mới nhất năm 2022

Áo thun bắt đầu xuất hiện và trở nên phổ biến ở Mỹ từ năm 1898. Ban đầu chúng được sử dụng ở hải quân Mỹ với vai trò là chiếc áo lót bên trong đồng phục hải quân. Bởi sự tiện lợi, thoải mái khi mặc nên áo thun trở dần trở nên phổ biến hơn đối với các thuỷ thủ và thuỷ quân lục chiến.

Cũng bởi những lợi ích đó mà áo thun đã nhanh chóng phổ biến rộng khắp thế giới và trở thành trang phục không thể thiếu trong tủ đồ của mỗi chúng ta. Ngày nay, có vô số mẫu áo thun với những kiểu cách, màu sắc khác nhau, phù hợp cho cả nam và nữ, phù hợp cho mọi lứa tuổi, tầng lớp.

Quy trình sản xuất áo thun 9 bước

Hiện nay, quy trình sản xuất áo thun 9 bước được nhiều xưởng may áo thun sử dụng, trong đó có xưởng may Nhã Phương. Dưới đây là 9 bước trong quy trình sản xuất áo thun:

Bước 1. Lựa chọn vải và mẫu thiết kế theo yêu cầu

Lựa chọn chất vải và mẫu thiết kế là bước đầu tiên trong quy trình sản xuất áo thun. Tuỳ vào mục đích sử dụng áo và yêu cầu của khách mà các xưởng may sẽ chọn những chất vải phù hợp. Và thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn chất vải. Ở những vùng thời tiết nắng nóng thì lựa chọn chất vải mỏng, thoáng khí, thấm mồ hôi tốt, còn ở khu vực lạnh thì chọn những loại vải dày hơn.

Song song với việc chọn chất liệu may áo thì đội ngũ thợ may sẽ thiết kế các mẫu theo yêu cầu của khách hàng. Xưởng may Nhã Phương sẽ tư vấn cho khách hàng những chất vải và mẫu thiết kế phù hợp nhất, vừa đảm bảo chất lượng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ.

Bước 2. Trải vải

Bước tiếp theo không thể thiếu trong quy trình sản xuất áo thun là trải vải. Ở giai đoạn này, xưởng may Nhã Phương sử dụng những cây vải đã mua ở những nơi uy tín, sau đó trải những cây vải đó lên bề mặt phẳng.

quy trình sản xuất áo thun
công đoạn trải vải

Với kinh nghiệm dày dặn của mình, đội ngũ thợ may của xưởng sẽ trải các tấm vải chồng lên nhau. Việc làm này vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa giúp các tấm vải được cắt chính xác và đều như nhau.

Bước 3. Lên sơ đồ và cắt vải

Sau khi đã trải vải xong thì bộ phận xưởng may sẽ lên sơ đồ để tiến hành cắt. Khi các lớp vải đã được xếp chồng lên nhau một cách chỉn chu thì các người thợ mới lên sơ đồ và tiến hành cắt vải bằng máy cắt chuyên dụng.

Do các xưởng may thường nhận sản xuất quần áo với số lượng lớn nên phải thực hiện việc cắt vải bằng máy cắt. Việc cắt vải bằng máy chuyên dụng giúp cho các đường cắt chính xác và đều nhau hơn. Công việc của người thợ chỉ là canh sao cho máy đi đúng theo đường phấn đã vẽ.

Tìm hiểu thêm: Xưởng may áo sơ mi nam nữ giá rẻ tại TPHCM

Bước 4. Phân loại kích thước

Bước này rất quan trọng trong quy trình sản xuất áo thun. Bởi cần phải tỉ mỉ, chính xác trong việc phân loại các bộ phận của từng chiếc áo. Các bộ phận cùng size sẽ được xếp chồng lên nhau để tránh nhầm lẫn.

Bước 5. In mẫu thiết kế

Bước tiếp theo trong quy trình sản xuất áo thun là in mẫu thiết kế theo yêu cầu khách hàng. Khi đã xác định được kiểu in thêu, xưởng may Nhã Phương sẽ tiến hành in hàng loạt.

Sau khi in và thêu xong, sẽ có một đội ngũ kiểm tra lại xem đã đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa thì phải làm lại đúng yêu cầu, còn nếu đạt rồi thì chuyển sang giai đoạn kế tiếp.

Bước 6. Tiến hành may một chiếc áo thun hoàn chỉnh

Đây là bước quan trọng nhất để sản xuất ra một chiếc áo thun hoàn chỉnh. Sau khi các bộ phận đã được tập hợp lại theo đúng size thì chúng sẽ được lắp ráp lại với nhau để cho ra một chiếc áo thun hoàn chỉnh.

Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà xưởng may Nhã Phương sẽ thêm vào các thiết kế, logo, phụ kiện đi kèm trước khi lắp ráp chiếc áo thun.

Bước 7. Kiểm tra chất lượng

quy trình sản xuất áo thun
công đoạn kiểm tra chất lượng áo thun | Ảnh minh hoạ

Sau khi đã may thành công chiếc áo thun hoàn chỉnh, sẽ có một bộ phận kiểm tra chiếc áo một cách kỹ lưỡng. Bộ phận này sẽ kiểm tra từng đường chỉ, hình in, có đúng mẫu thiết kế mà khách hàng yêu cầu không. Những chiếc áo không đạt yêu cầu sẽ trở thành “vải thừa”, bị loại khỏi quy trình sản xuất áo thun.

Bước 8. Hoàn thiện sản phẩm

Sau khi hoàn chỉnh chiếc áo cùng với sự kiểm tra kỹ lưỡng, những chiếc áo đạt yêu cầu sẽ được hoàn thiện trước khi đóng gói. Trong quy trình sản xuất, chiếc áo thun không thể tránh khỏi việc bị nhăn và xuất hiện chỉ thừa. Do đó, các nhân viên của xưởng sẽ tiến hành cắt chỉ thừa và ủi phẳng những chiếc áo.

Bước 9. Đóng gói và giao hàng

Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất áo thun là gấp gọn gàng chiếc áo thun và cho vào bao bì, dán nhãn. Những chiếc áo thun sẽ được phân loại theo size và kiểm tra số lượng kỹ lưỡng.

quy trình sản xuất áo thun
đóng gói và giao hàng cho khách | Ảnh minh hoạ

Dù ở bất cứ công đoạn nào, xưởng may Nhã Phương luôn tiến hành một cách khéo léo, cẩn thận. Bởi như vậy thì mới có thể cho ra đời những sản phẩm chất lượng nhất, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Và trước khi được giao đến khách hàng, các lô sản phẩm sẽ được kiểm định một cách nghiêm ngặt bởi hệ thống của xưởng may Nhã Phương. Chỉ khi đạt tiêu chuẩn thì sản phẩm mới được giao đến tận tay cho khách hàng.

Địa chỉ xưởng may áo thun giá rẻ tại TPHCM

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ may gia công quần áo nói chung và áo thun nói riêng để phục vụ nhu cầu kinh doanh thì hãy liên hệ ngay với xưởng may Nhã Phương nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, sản xuất áo thun theo yêu cầu, giao hàng đúng tiến độ.

Các mẫu áo thun hot tại xưởng may Nhã Phương

Tham khảo thêm các mẫu khác


Hotline: 0901 47 37 64

Email: thaihong1610@gmail.com

Địa chỉ: Nguyễn Cửu Đàm, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú. TPHCM

Website: xuongmaynhaphuong.com


Có thể bạn quan tâm: 9 cách tẩy vết mực trên áo trắng đơn giản tại nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *